Có thể bạn chưa biết cách tính cước vận chuyển đường sắt như thế nào! Làm sao để có thể tối ưu hóa chi phí vận chuyển hơn trong kinh doanh. Bài viết này sẽ cho bạn đọc biết được cụ thể cách tính cước phí vận tải đường sắt như thế nào và từ đó tìm ra được giải pháp tối ưu nhất về vấn đề chi phí.
Những điều cơ bản về cước vận chuyển đường bộ
Có thể bạn không biết nhưng giá cước vận chuyển hàng hóa đã được chính phủ quy định khá rõ ràng bao gồm cả cách tính cước vận chuyển đường sắt, chính vì thế bất cứ công ty vận tải hoặc đơn vị vận chuyển nào cũng phải tuân theo. Quy định về giá cước vận chuyển tại Việt Nam được dựa trên 2 yếu tố chính là khối lượng và phương thức vận chuyển mà bạn chọn.
Những điều cơ bản về cước vận chuyển đường bộ
Đơn vị tính cước là T và Km:
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển đa phần sẽ được tính với đơn vị cân nặng là tấn (T)
- Khoảng vận chuyển cũng là điều mà bạn cần để ý, từ đó áp dụng cho từng phương thức vận chuyển mà bạn chọn.(Đơn vị tính: km)
Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn đối với riêng phương thức vận chuyển bằng đường sắt. Cách tính giá cước vận chuyển đường sắt cho các loại hàng hoá đã được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 – Bộ GTVT.
Hàng hóa lẻ sẽ được tính theo trọng lượng thực tế và tối thiểu là 20 kg. Còn nếu trong trường hợp trên 20kg thì phần lẻ của kiện hàng dưới 5kg sẽ được quy tròn là 5kg.
Trong trường hợp hàng nguyên toa sẽ được tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu. Nếu trong toa có nhiều loại hàng hóa với các mức cước vận tải đường sắt khác nhau thì người thuê vận tải sau khi tính riêng từng mặt hàng sẽ cần phải đưa ra tổng trọng lượng hàng hóa. Đặc biệt kê khai không được thiếu mặt hàng nào để tránh tình trạng bị tính mức phí cao nhất.
Cách tính cước vận chuyển đường sắt theo khối lượng như thế nào?
Ở trên chúng ta đã biết phương tiện vận chuyển và khối lượng hàng hoá vận chuyển là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí. Vậy nên để có thể có được cái nhìn khái quát và chính xác nhất về chi phí khi bạn lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt thì cần quan tâm đến một vài yếu tố sau:
Cách tính cước vận chuyển đường sắt theo khối lượng như thế nào?
- Loại cước phí vận chuyển với hàng hóa nhẹ
Nếu như hàng hoá của bạn chỉ là những loại có cân nặng không đáng kể trên 1 bưu kiện như thư từ, quà lưu niệm, giấy tờ,… thì sẽ được tính theo trọng lượng chính xác khi cân trực tiếp trên cân của đơn vị dịch vụ vận chuyển.
Công thức tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt với hàng hóa nhẹ:
Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ = Trọng lượng thực (Đơn vị: gam) x Đơn giá
- Cách tính cước vận chuyển đường sắt với hàng hóa nặng cồng kềnh
Đối với những hàng hoá nặng hơn thì lại có cách tính khác cân đối và phù hợp hơn cho cả bên vận chuyển và bên cần vận chuyển. Cùng xem cách tính giá cước khi vận chuyển đối với hàng hóa nặng cồng kềnh là:
Cách tính cước vận chuyển đường sắt với hàng hóa nặng cồng kềnh
Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh = Trọng lượng quy đổi của hàng hóa (Đơn vị tính: kg) x Đơn giá
Trong đó, hiệp hội giao nhận quốc tế IATA đã có đưa ra công thức tính trọng lượng quy đổi theo công thức như sau:
Trọng lượng quy đổi của hàng hóa= (Dài x Rộng x Cao)/Mẫu số tương ứng với từng loại dịch vụ (ĐVT: kg)
Giải thích rõ ràng hơn chính là tùy theo bên phía người cần vận chuyển yêu cầu dịch vụ giao hàng (giao hàng thường hay là hỏa tốc) như thế nào thì sẽ có mẫu số tương ứng khác nhau.
- Cách tính cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
Khi bạn cần vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng cần đặc biệt lưu ý thêm những thông tin sau: Những loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng thông thường sẽ có trọng lượng khá lớn, lên đến hơn 1 tấn. Tuy nhiên cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt với mặt hàng này cũng gần như tương tự như với hàng hóa nặng cồng kềnh như sau:
Cách tính cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
Cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng = Trọng lượng quy đổi (Đơn vị kg) x Đơn giá
Tuy nhiên đối với hàng container thì lại có một chút thay đổi vì phải tính thêm chi phí bến cảng, loại container đặc thù sử dụng… Cụ thể:
- Cước tính chung cho mọi mặt hàng được vận chuyển sẽ tính hết tất cả chi phí trong quãng đường đi rồi mang ra chia đều cho mỗi container.
- Cước tính cho mỗi loại mặt hàng sẽ được dựa vào nhu cầu sử dụng container đối với loại hàng đó khi vận chuyển là như thế nào.
- Cước tính cho các loại hàng nhỏ lẻ thì được tính như đối với hàng hóa bạn vận chuyển theo phương thức đường bộ thông thường.
Trên đây là chia sẻ về cách tính cước vận chuyển đường sắt cho những ai đang băn khoăn không biết được tính như thế nào. Đây là những thông tin tham khảo, đế có được thông tin chính xác nhất thì bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bên vận chuyển và chia sẻ về tuyến đường cũng như loại hàng hóa cần vận chuyển sẽ có được công thức tính giá chính xác nhất.
Thông tin liên hệ:
Công Ty Đường sắt Việt Nam
■ Tel: 0942.295.299
■ Website: https://vantaiduongsat.net
■ Email: duongsatvietnamnet@gmail.com